Print this page

Những tình huống khó xử trong nghề nails và cách giải quyết

Những tình huống khó xử trong nghề nails và cách giải quyết

 

 

 

Sẽ có những tình huống khác nhau xảy ra trong quá trình thợ nail/ chủ tiệm giao tiếp với khách hàng. Người kinh doanh luôn đặt vị trí: Khách hàng là số 1 để gây dựng hình ảnh và sự uy tín cho tiệm nail của mình. Vì vậy nghệ thuật giao tiếp trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều quan trọng trong đó có nghề nail. Hãy cùng tham khảo một số tình huống thường xuyên xảy ra tại tiệm nail và có hướng giải quyết phù hợp nhất nhé.

 

 

Tình huống 1:

Chị Lan thợ làm móng ở TP. Hồ Chí Minh kể: “Có nhiều lúc mình quá bận, mà khách lại gọi đến … mình phải trả lời thế nào để vừa không làm mất lòng họ vừa đảm bảo được công việc của mình là cả một nghệ thuật đó, anh!?”

 - Khi đó chị xử lý thế nào … bảo họ gọi lại sau hay nói họ hẹn giờ gặp lại hoặc tỏ ý phàn nàn với họ mình đang bận?

- Chúng tôi hỏi. - Mình nói vắn tắt và thật lịch sự. Một cách ứng xử giản dị và phù hợp phải không các bạn!

Tình huống 2: Còn chị Thủy thợ nail tại Hà Nội thì nói: “Có những người khách da màu … họ có mùi thân thể rất nặng mùi …cứ xộc lên mũi em … mà em vốn dị ứng với những mùi lạ … thật khó chịu và khó xử vô cùng”

- Những trường hợp như thế .. chị đã xử sự ra sao?

- Vẫn vui vẻ tươi cười làm cho khách. Lần sau khi biết có lấy hẹn với người khách này, em thường xức 1 loại nước hoa có mùi hương nhẹ … như vậy sẽ dễ chịu cho mình lẫn cả cho khách. Một kinh nghiệm xử lý nhẹ nhàng mà hiệu quả mà các bạn có thể tham khảo?!

Tình huống 3: Riêng chị Loan  thợ nails ở TP. Hồ Chí Minh thì kể: “Có một bà khách làm em rất bực mình …Bà ta lớn tuổi và có móng rất dày. Sau khi đã cắt ngắn móng … bà ta vẫn cứ yêu cầu được cắt ngắn hơn nữa … trong khi thực tế không thể cắt ngắn hơn. Nếu không làm theo ý, bà ta sẽ phật ý và nói mình không chu đáo”

- Khi đó chị làm sao ? – chúng tôi thắc mắc.

- Trước hết mình làm ra ra vẻ cắt ngắn lần nữa … Nếu bà ta vẫn chưa hài lòng … mình lại giũa sơ thêm lần nữa . Nếu bà ta vẫn yêu cầu được cắt ngắn hơn, mình sẽ nói đồng ý nhưng tao sẽ ngâm móng vào nước cho mềm … xong giũa lần nữa.

- Làm như vậy có lợi gì, khi thực tế có lẽ móng không thể ngắn thêm?!

- Đúng vậy móng không thể ngắn thêm bao nhiêu nhưng những việc làm như vậy, sẽ có thể giúp khách hài lòng vì họ thấy mình tận tâm làm theo ý họ bằng mọi cách.

- Dù thật ra … chị rất bực mình? – chúng tôi hỏi khéo.

- (Cười)

Một cách ứng xử rất khéo léo phải không các bạn!

Tình huống 4: Chị Hải Anh thì nói: “Em thì gặp tình huống khó xử khác … khách tự chọn 2 màu sơn, xong hỏi mình chọn giúp một màu vì họ thấy màu nào cũng đẹp. Đây là một người khách khó tính trong tiệm ai cũng biết … bà ta rất hay “hành” thợ đủ điều”

- Kinh nghiệm ứng xử của chị trong trường hợp này là …?

- Em sơn thử cả 2 màu trên hai ngón tay khác nhau của khách. Xong, hỏi ngược lại xem khách thấy thực tế màu nào đẹp hơn. Nếu khách khi đó chọn được 1 màu ưng ý thì coi như mọi việc đã ổn.

- Còn nếu người khách đó cố tình “hành” thợ… vẫn không hài lòng màu nào ? – chúng tôi hỏi tiếp với vẻ cương quyết.

- Ồ … thực tế có khi vậy … như với bà khách này của em chẳng hạn… Bà ta nói “tôi thấy 2 màu này đều tối quá không đẹp” … Khi đó, em nói bà ta hãy đến chọn tiếp một màu mà mình ưng nhất … để mình sơn.

- Kết quả tốt đẹp chứ ?

- Tất nhiên, anh … Bà ta không thể kiếm cớ khác “hành” mình nữa. Vì mình đã phục vụ tận tình và chứng minh cho họ thấy kết quả thực tế cho những lựa chọn của chính họ.

Đức tính nhẫn nại và chịu khó, đã giúp cô thợ ấy chìu khách có kết quả tốt phải không các bạn. Hy vọng như vậy!

Tình huống 5: Trong khi đó, bạn Thơm ở Hải Phòng tâm sự: “Có những lúc em rất bực mình đến khó xử … khi gặp bà khách bất cẩn vô cùng … mình đã làm chân xong, sơn móng rồi vẽ móng thật đẹp. Vậy mà thoáng cái … bà ta không biết cà vào đâu làm hư cả sơn lẫn mẫu họa tiết trên móng cái rất công phu của mình … Thật là đến “mếu máo” vì bà ta … ”

- Bực vậy … nhưng bạn ứng xử ra sao?

- Tuy rất bực mình … nhưng mình vẫn vui vẻ nói không sao, “xin bà đừng lo lắng … tôi sẽ “giúp” cho bà ngay … đó chỉ là chuyện nhỏ !

- Và bạn … làm lại tất cả cho bà ta?

- Dạ đúng thế. Em tuy rất giận … nhưng vẫn vui vẻ làm lại cho khách vì đó là cơ hội thể hiện cách phục vụ ân cần của mình . Họ sẽ quay lại với mình hơn nữa trong những lần hẹn sau …

Có lẽ đó cũng là cách giải thích tốt nhất cho thành công trong kinh doanh Nails.

Trên đây là những tình huống khó xử điển hình mà thợ nails thường gặp. Việc trao đổi, tìm hiểu cách ứng xử kinh nghiệm phù hợp rất có ý nghĩa đối với thợ móng. Nó có tác dụng giúp thợ móng không lúng túng xử lý vụng về làm mất khách và ảnh hưởng đến thu nhập của tiệm. Năm tình huống trên chỉ là một vài trong muôn vàn tình huống mà thợ Nails đã và đang đối mặt trong công việc hàng ngày của mình. Hy vọng bài viết này, mang đến cho bạn đọc – nhất là thợ móng – những điều bổ ích cần thiết.

Nguồn: baolamdep.vn

Last modified on Friday, 19 May 2017 10:49
Đánh giá bài viết
(0 bình chọn)
Lượt đọc 5971 lượt

Bài mới Móng đẹp

Bài viết liên quan